Trên thế giới còn 3 phụ nữ nắm giữ bí mật để làm ra su filindeu - món mì pasta hiếm nhất thế giới. Công thức để làm ra nó chỉ được truyền cho những người con gái của dòng họ Abriani.
Nằm cạnh biển Địa Trung Hải, đảo Sardinia là một mê cung xoắn với vực sâu thăm thẳm và những dãy núi bất khả xâm phạm - những thứ đã bảo vệ cho hầu hết truyền thống cổ xưa tại Italy.
Trong một căn hộ khiêm tốn tại thị trấn Nuoro, Paola Abriani, một phụ nữ 62 tuổi, thức dậy vào 7h mỗi ngày để làm su filindeu (nghĩa là Sợi chỉ của chúa) - sợi mì pasta hiếm nhất trên thế giới.
"Rất nhiều người nói rằng tôi có bí mật để làm món mì này và tôi không muốn tiết lộ", Paola cười nói: "Nhưng bí mật ở ngay trước mặt bạn đó thôi, đó chính là đôi bàn tay của tôi". Nguyên liệu làm món mì này cũng rất đơn giản: đó là nước, bột và muối.
Dứt lời, Paola thực hiện các động tác kéo, gấp bột và tạo ra những sợi mì su filindeu một cách thành thục, bằng những đầu ngón tay nhanh nhẹn của mình, dưới sự chứng kiến của nhà báo Eliot Stein. Cách làm món mì này được đánh giá rất khó và tốn nhiều thời gian để chuẩn bị. Trong hơn 200 năm qua, món ăn thiêng liêng này được cho là dùng để phục vụ cho các tín đồ - những người hành hương 33 km bằng cách đi bộ hoặc cưỡi ngựa từ Nuoro đến làng Lula cho Lễ định kỳ 6 tháng của San Francesco.
Phần khó khăn nhất để tạo ra sợi mì hoàn hảo, chính là sự hiểu biết giữa bột và đôi bàn tay của người nhào nặn. Cái này được đánh giá là kinh nghiệm. "Làm mì giống như một trò chơi với đôi bàn tay. Một khi bạn làm được thành công, điều kỳ diệu sẽ xảy ra", Paola cho biết.
Ngoài Paola, chỉ có hai người phụ khác trên thế giới vẫn còn sống biết cách làm sợi mì quý hiếm này. Đó chính là cô cháu gái của Paola và chị dâu bà. Cả hai đều sống trong thị trấn, ở một khu vực xa xôi nép vào sườn núi Monte Ortobene.
Không ai có thể nhớ làm thế nào hay tại sao phụ nữ Nuoro lại bắt đầu làm món su filindeu này, nhưng trong hơn 300 năm qua, các công thức và bí quyết làm ra nó chỉ được truyền lại cho những phụ nữ trong gia đình nhà Abriani. Những người này giữ gìn bí mật làm mì rất chặt chẽ trước khi truyền dạy cho con gái.
Nhà báo Eliot Stein không phải là người đầu tiên được mời đến tham quan nhà bếp của Paola Abriani, nhưng cô vẫn thấy rất hồi hộp. Năm ngoái, một nhóm các kỹ sư từ Barilla đã tới xem để có thể áp dụng kỹ thuật làm sợi mì này bằng máy. Nhưng họ đã thất bại.
Những vị khách nổi tiếng trước đó là Carlo Petrini, người sáng lập kiêm chủ tịch phong trào Thức ăn chậm quốc tế. Ông đã tới đây sau khi nghe nói về những bí mật của sợ mì Sardinia.
Khi Eliot đến Sardinia, lễ tháng 10 đã kết thúc trước đó 3 ngày và Abraini đã làm một lượng lớn su filindeu để phục vụ ít nhất 1.500 người đến hành hương. Bà đã làm việc 5 giờ mỗi ngày để tạo ra 50 kg mì ống. Trong những ngày lễ, số lượng mì bà chuẩn bị nhiều hơn 4 lần bình thường.
Ngày nay, loại mì này đang có nguy cơ đứng trước sự tuyệt chủng. Chỉ có một trong hai cô con gái của Paola biết về kỹ thuật cơ bản để làm mì. Cả hai cô đều thiếu niềm đam mê và sự kiên nhẫn của mẹ.
Nhà ẩm thực Raffaella Ponzio cho biết bảo tồn su filindeu không chỉ là giữ gìn một hình thức nghệ thuật ẩm thực, mà còn là giữ gìn một phần của bản sắc văn hóa.
Nhận thấy điều này, Paola đã phá vỡ quy tắc chỉ truyền lại bí kíp làm mì cho người trong gia tộc. Bà thậm chí đã mong muốn mở trường để dạy cho các cô gái ở Nuoro. Tuy nhiên chính quyền địa phương nói rằng họ không có tiền để hỗ trợ Paola mở một trường nhỏ và bà đã dạy ngay tại nhà mình.
Không dừng lại đó, Paola còn nhận lời mời đi khắp nơi để chia sẻ món ăn này với toàn thế giới. Bà cũng đến Roma hai lần để quay phim cho quá trình chuẩn bị món ăn của mình. Gần đây, Paola cũng bắt đầu cung cấp mì su filindeu cho 3 nhà hàng trong khu vực. Tại một trong số 3 nhà hàng trên, món mì này luôn trở thành đồ ăn được yêu cầu nhiều nhất.
Người dân ở đây vẫn nói tiếng Sardo, thứ ngôn ngữ được các học giả coi là bảo thủ nhất trong nhóm ngôn ngữ Roma. Ảnh: BBC |
Nằm cạnh biển Địa Trung Hải, đảo Sardinia là một mê cung xoắn với vực sâu thăm thẳm và những dãy núi bất khả xâm phạm - những thứ đã bảo vệ cho hầu hết truyền thống cổ xưa tại Italy.
Trong một căn hộ khiêm tốn tại thị trấn Nuoro, Paola Abriani, một phụ nữ 62 tuổi, thức dậy vào 7h mỗi ngày để làm su filindeu (nghĩa là Sợi chỉ của chúa) - sợi mì pasta hiếm nhất trên thế giới.
"Rất nhiều người nói rằng tôi có bí mật để làm món mì này và tôi không muốn tiết lộ", Paola cười nói: "Nhưng bí mật ở ngay trước mặt bạn đó thôi, đó chính là đôi bàn tay của tôi". Nguyên liệu làm món mì này cũng rất đơn giản: đó là nước, bột và muối.
Dứt lời, Paola thực hiện các động tác kéo, gấp bột và tạo ra những sợi mì su filindeu một cách thành thục, bằng những đầu ngón tay nhanh nhẹn của mình, dưới sự chứng kiến của nhà báo Eliot Stein. Cách làm món mì này được đánh giá rất khó và tốn nhiều thời gian để chuẩn bị. Trong hơn 200 năm qua, món ăn thiêng liêng này được cho là dùng để phục vụ cho các tín đồ - những người hành hương 33 km bằng cách đi bộ hoặc cưỡi ngựa từ Nuoro đến làng Lula cho Lễ định kỳ 6 tháng của San Francesco.
Phần khó khăn nhất để tạo ra sợi mì hoàn hảo, chính là sự hiểu biết giữa bột và đôi bàn tay của người nhào nặn. Cái này được đánh giá là kinh nghiệm. "Làm mì giống như một trò chơi với đôi bàn tay. Một khi bạn làm được thành công, điều kỳ diệu sẽ xảy ra", Paola cho biết.
Paola bên những "sợi chỉ của Chúa". Ảnh: BBC |
Ngoài Paola, chỉ có hai người phụ khác trên thế giới vẫn còn sống biết cách làm sợi mì quý hiếm này. Đó chính là cô cháu gái của Paola và chị dâu bà. Cả hai đều sống trong thị trấn, ở một khu vực xa xôi nép vào sườn núi Monte Ortobene.
Không ai có thể nhớ làm thế nào hay tại sao phụ nữ Nuoro lại bắt đầu làm món su filindeu này, nhưng trong hơn 300 năm qua, các công thức và bí quyết làm ra nó chỉ được truyền lại cho những phụ nữ trong gia đình nhà Abriani. Những người này giữ gìn bí mật làm mì rất chặt chẽ trước khi truyền dạy cho con gái.
Nhà báo Eliot Stein không phải là người đầu tiên được mời đến tham quan nhà bếp của Paola Abriani, nhưng cô vẫn thấy rất hồi hộp. Năm ngoái, một nhóm các kỹ sư từ Barilla đã tới xem để có thể áp dụng kỹ thuật làm sợi mì này bằng máy. Nhưng họ đã thất bại.
Những vị khách nổi tiếng trước đó là Carlo Petrini, người sáng lập kiêm chủ tịch phong trào Thức ăn chậm quốc tế. Ông đã tới đây sau khi nghe nói về những bí mật của sợ mì Sardinia.
Khi Eliot đến Sardinia, lễ tháng 10 đã kết thúc trước đó 3 ngày và Abraini đã làm một lượng lớn su filindeu để phục vụ ít nhất 1.500 người đến hành hương. Bà đã làm việc 5 giờ mỗi ngày để tạo ra 50 kg mì ống. Trong những ngày lễ, số lượng mì bà chuẩn bị nhiều hơn 4 lần bình thường.
Ngày nay, loại mì này đang có nguy cơ đứng trước sự tuyệt chủng. Chỉ có một trong hai cô con gái của Paola biết về kỹ thuật cơ bản để làm mì. Cả hai cô đều thiếu niềm đam mê và sự kiên nhẫn của mẹ.
Nhà ẩm thực Raffaella Ponzio cho biết bảo tồn su filindeu không chỉ là giữ gìn một hình thức nghệ thuật ẩm thực, mà còn là giữ gìn một phần của bản sắc văn hóa.
Nhận thấy điều này, Paola đã phá vỡ quy tắc chỉ truyền lại bí kíp làm mì cho người trong gia tộc. Bà thậm chí đã mong muốn mở trường để dạy cho các cô gái ở Nuoro. Tuy nhiên chính quyền địa phương nói rằng họ không có tiền để hỗ trợ Paola mở một trường nhỏ và bà đã dạy ngay tại nhà mình.
Không dừng lại đó, Paola còn nhận lời mời đi khắp nơi để chia sẻ món ăn này với toàn thế giới. Bà cũng đến Roma hai lần để quay phim cho quá trình chuẩn bị món ăn của mình. Gần đây, Paola cũng bắt đầu cung cấp mì su filindeu cho 3 nhà hàng trong khu vực. Tại một trong số 3 nhà hàng trên, món mì này luôn trở thành đồ ăn được yêu cầu nhiều nhất.
Theo Hanoi Morning Post
Nhận xét
Đăng nhận xét